Ngay từ những phiên bản Windows Xp đầu tiên thìMicrosoft đã trang bị công cụ khôi phục hệ thống khá hữu ích. Hiểu nôm na là khi bạn khởi tạo 1 điểm khôi phục, trong quá trình sử dụng thì bạn cài đặt phần mềm, ứng dụng các kiểu, khi phục hồi thì Windows sẽ quay về thời điểm trước khi tạo, nghĩa là không có chương trình cài đặt sau thời điểm đó. Nó có nhiều ưu điểm hơn so với việc Ghost hay cài lại Windows bởi tốc độ xử lý nhanh. Hiện nay nhiều phần mềm trước khi cài đặt đều hỗ trợ người dùng công việc này. Tuy nhiên, theo khảo sát thì vẫn còn tỉ lệ lớn người sử dụng chưa biết cách làm, bởi vậy mà Thuthuatdoisong.com viết bài chi tiết cho bạn tham khảo trong chuyên mụcthủ thuật máy tính ngày hôm nay.
Trong quá trình sử dụng máy tính Windows thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào mà không cài đặt ứng dụng hay tinh chỉnh Registry thủ thuật nào đó. Nếu chẳng may dẫn tới lỗi hệ thống khiến Windows không khởi động hay chương trình bị ảnh hưởng thì bạn sẽ làm thế nào ?. Cài lại Win hay Ghost không phải là giải pháp tối ưu, bởi công việc, học tập liên quan tới phần mềm đang dang dở và chưa được lưu lại. Lời khuyên của mình là: Sau khi cài Windows, cài phần mềm cơ bản cần thiết + Driver thì nên tạo điểm khôi phục hệ thống để khi win bị lỗi thì phục hồi lại nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới dữ liệu, tốc độ nhanh.
Nếu bạn không để ý thì nó sẽ tạo nhiều điểm khôi phục, dẫn tới dung lượng ổ C bị đầy. Theo kinh nghiệm của mình là chỉ bật khi bạn chuẩn bị tạo điểm khôi phục để quản lý tốt những bản sao lưu này. Dưới đây là hướng dẫn các bước để bạn áp dụng dễ dàng.
Cách tạo điểm khôi phục hệ thống trên Windows
Dù là Windows Xp hay Windows 10 thì cách thực hiện đều như nhau nhé.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows+R rồi nhập vào lệnh: sysdm.cpl, sau đó nhấn Enter.
Bước 2: Cửa sổ mới bật ra, bạn click sang tab System Protection, Turn on cho ổ C nếu đnag tắt, làm theo hình dưới.
Bước 3: Click vào ổ chứa hệ điều hành, thường là ổ C và có chữ System ở cạnh rồi nhấn Creat, đặt tên cho điểm phục hồi cụ thể cho dễ quản lý.
Chờ một lúc khi tạo xong sẽ có thông báo.
Cách phục hồi hệ thống tại điểm khôi phục đã tạo trên Windows
Bước 1: Tại cửa sổ System Protection, các bạn click vào System Restore.
Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn click Next để tiếp tục.
Bước 3: Lựa chọn điểm khôi phục hệ thống đã tạo trước đó, dựa vào tên đã đặt để xác định chính xác bạn cần dùng. Sau đó nhấn Next để thực hiện.
Bước 4: Chờ đợi quá trình phục hồi hoàn tất sẽ có thông báo. Click Finish để khởi động lại máy tính, Windows sẽ trở về thời điểm phục hồi mà bạn đã thiết lập.
Làm thế nào để phục hồi hệ thống khi không vào được Windows ?
Thử nghĩ xem: Nếu chẳng may bạn nghịch gì đó khiến Windows không khởi động được thì cách phục hồi ở trên trở lên vô giá trị (vì có vào được đâu). Đừng lo lắng bởi Microsoft đã tính cả rồi, bạn làm theo các bước dưới đây.
Đối với hệ điều hành Windows 7
Ngay sau khi load hết màn hình Mainboard hoặc hãng máy thì bạn nhấn phím F8 để mở chế độ Advanced Boot Options.
Chọn Repair Your Computer rồi nhấn Enter.
Khi load được vào phần sửa chữa thì bạn chọn System Restore như hình:
Chọn tới bản cần phục hồi rồi nhấn Next.
Quá trình phục hồi hoàn tất thì bạn khởi động lại máy tính là vào Windows vô tư nhé.
Đối với Windows 8/8.1/10
Cũng nhấn phím F8 ngay sau khi mở máy tính và chọn Troubleshoot.
Bước tiếp bạn chọn Troubleshoot.
Tại đây bạn chọn System Restore
Tiếp theo thì bạn thực hiện tương tự như với Windows 7.
Nhận xét: Thay vì mất công ghost hay cài lại win thì cách tạo điểm khôi phục hệ thống và phục hồi trên Windows có nhiều ưu điểm và tối ưu hơn. Theo mình bạn nên tạo 1 vài điểm sao lưu cần thiết cho nhu cầu học tập và làm việc của mình để đề phòng trường hợp Win bị lỗi hay muốn trở về thời điểm ưa thích.
0 comments:
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.